HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ BẰNG ĐẠI HỌC NƯỚC NGOÀI.
Hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học, kinh nghiệm làm việc để làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng giấy tờ nước ngoài.
ĐIỀU KIỆN HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ
- Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp thực hiện thủ tục HPHLS tại cơ quan đại diện của Việt Nam được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước đó.
- Giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài chứng nhận.
- Tài liệu, giấy tờ nước ngoài cần HPHLS phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, sửa chữa;
- Giấy tờ gốc phải có chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu đỏ của cơ quan chức năng nước ngoài. Chữ ký, con dấu rõ ràng. Mẫu dấu, chữ ký và chức danh của đại diện lãnh sự/ đại sứ quán. Hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài. Mẫu dấu, chữ ký và chức danh phải được giới thiệu trước đó cho Sở ngoại vụ ở Việt Nam.
Hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam
HỒ SƠ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ
- 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.
- Giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ (CMND, CCCD, Hộ chiếu). Nếu đi nộp trực tiếp thì xuất trình bản chính. Nếu nộp qua bưu điện thì chuẩn bị 1 bản sao không cần chứng thực.
- Bằng đại học, xác nhận kinh nghiệm cần được hợp pháp hóa lãnh sự: Bản gốc + 1 bản sao y (không cần chứng thực)
- 01 bản dịch Bằng cấp và kinh nghiệm sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Không cần chứng thực.
TRÌNH TỰ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ
Là quy trình để bằng đại học, xác nhận kinh nghiệm nước ngoài được sử dụng tại Việt Nam
- Xin Chứng nhận lãnh sự
Mang Bằng đại học và xác nhận kinh nghiệm tới cơ quan ngoại giao của nước đó để thực hiện thủ tục này. Thông thường cơ quan ngoại giao của mỗi quốc gia là Bộ Ngoại giao.
Ví dụ, ở Việt Nam, để chứng nhận lãnh sự, bạn có thể mang tài liệu tới Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao.
- Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ như hướng dẫn phía trên.
Lưu ý: Trường hợp không muốn dán tem hợp pháp hóa vào bản chính (bản gốc) của tài liệu, thì trước khi chứng nhận lãnh sự, hãy tới văn phòng công chứng để sao y chứng thực giấy tờ. Sau đó, hãy làm thủ tục chứng nhận lãnh sự lên bản sao y đó.
- Nộp hồ sơ
Sẽ có trường hợp như sau:
- Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
– Cơ quan thực hiện: Đại sứ quán/ Lãnh sự quán
– Thời gian xử lý: Từ 1 ngày làm việc đối với trường hợp dưới 10 giấy tờ. Không quá 5 ngày làm việc đối với trường hợp từ 10 loại giấy tờ trở lên.
- Hợp pháp hóa tại cơ quan ngoại giao trong nước
– Cơ quan thực hiện: Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại Giao) hoặc Sở ngoại vụ Hồ Chí Minh
– Thời gian xử lý: Từ 1 ngày làm việc đối với trường hợp dưới 10 giấy tờ. Không quá 5 ngày làm việc đối với trường hợp từ 10 loại giấy tờ trở lên.
Lưu ý: Điều kiện bắt buộc để thực hiện thủ tục trong nước là Bằng đại học, xác nhận kinh nghiệm phải có chứng nhận lãnh sự của cơ quan đại diện nước đó ở Việt Nam. Có thể tóm tắt lại quy trình để làm hợp pháp hóa lãnh sự trong nước (tại Cục lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ HCM) như sau: